Có phải về Việt Nam đăng ký khi kết hôn ở nước ngoài?
Lượng kiều hối về TP.HCM ước đạt khoảng 9,5 - 9,6 tỉ USD, tương đương năm 2023. Lượng kiều hối về TP.HCM qua các năm chiếm khoảng 55 - 60% cả nước. Trong năm 2025, NHNN chi nhánh TP.HCM tổ chức triển khai đề án Chính sách kiều hối trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2024 - 2030 theo Quyết định của UBND TP.HCM.Theo ông Nguyễn Đức Đăng Quang - Trưởng phòng Kinh doanh Công ty TNHH MTV Kiều hối Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (100% vốn của Vietcombank), doanh số kiều hối năm 2024 tương đương 1,9 tỉ USD, góp phần nhỏ trong việc thu hút nguồn kiều hối về Việt Nam nói chung và về TPHCM nói riêng. Ngoại trừ có sự đột biến trong quý 2 từ thị trường xuất khẩu lao động vì yếu tố tỉ giá biến động thì nguồn kiều hối trong năm qua nhìn chung vẫn duy trì ổn định như năm 2023 - là năm có doanh số kiều hối kỷ lục. Kiều hối năm 2024 chủ yếu từ thị trường xuất khẩu lao động Hàn Quốc, Nhật, Đài Loan. Do biến động tỷ giá cao cùng với lạm phát tăng cao kéo dài nhiều năm cũng đã bào mòn tiền tiết kiệm của người lao động vào những quý cuối năm nên đã tác động giảm. Ngoài ra, tại hội nghị, NHNN chi nhánh TP.HCM thông tin tín dụng của các tổ chức tín dụng trên địa bàn thành phố đến cuối năm 2024 tăng 11% so với cuối năm 2023. Trong đó, tín dụng bằng Việt Nam đồng chiếm tỷ trọng 96,1%; tín dụng bằng ngoại tệ chiếm tỷ trọng 3,9%. Cơ cấu tín dụng trên địa bàn thành phố tập trung vốn đối với các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, dịch vụ trọng tâm, một số ngành, lĩnh vực sản xuất kinh doanh và dịch vụ đạt tốc độ tăng trưởng khá. So với cuối năm trước, tín dụng cho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng khoảng 10%, ngành bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác tăng 20%, ngành vận tải kho bãi tăng 24%, hoạt động chuyên môn khoa học và công nghệ tăng gần 40%... Riêng đối với lĩnh vực tăng trưởng xanh, ngành ngân hàng thành phố đã và đang có các giải pháp để nâng cao nhận thức của cán bộ, nhân viên về vai trò, ý nghĩa, sự cần thiết thực hiện tín dụng xanh, ngân hàng xanh và phát triển ngân hàng bền vững, tạo điều kiện thuận lợi tăng trưởng tín dụng xanh trong thời gian tới.147 VĐV tranh tài tại giải vô địch bóng bàn quốc gia Báo Nhân Dân
Theo Tech4Gamers, sau hơn 4 năm kể từ khi ra mắt, card đồ họa GeForce RTX 3060 của Nvidia vẫn giữ vững vị thế 'ông vua' trong lòng game thủ trên nền tảng Steam, theo khảo sát phần cứng mới nhất.Thống kê từ Steam cho thấy, RTX 3060 vẫn là lựa chọn phổ biến nhất với hơn 5% người dùng. RTX 4060 phiên bản di động và máy tính bàn lần lượt chiếm giữ vị trí thứ hai và ba, chứng minh sức hút của dòng card đồ họa Nvidia.Lý giải cho sự ưa chuộng này, giới chuyên gia cho rằng RTX 3060 vẫn đáp ứng tốt nhu cầu chơi game AAA ở độ phân giải 1.080p với 60 FPS, đặc biệt là các tựa game FPS và eSport. Giá thành hợp lý sau thời gian dài ra mắt cũng là một yếu tố quan trọng.Dù RTX 4060 sở hữu công nghệ DLSS mới hơn và khả năng tạo khung hình, nhưng độ phân giải 1.080p là lựa chọn hàng đầu của hơn 50% game thủ, khiến RTX 3060 vẫn là ứng cử viên sáng giá.Tuy nhiên, đáng tiếc là Nvidia dự kiến sẽ ngừng sản xuất RTX 3060. Do đó, đây có thể là thời điểm vàng để người dùng sở hữu chiếc card đồ họa 'quốc dân' này trước khi nó biến mất khỏi thị trường. Mặc dù Nvidia vừa ra mắt dòng RTX 5000 mới, nhưng với giá thành cao và tình trạng khan hiếm, dòng RTX 3000 và 4000 vẫn là lựa chọn hợp lý cho phần lớn game thủ.
Liên Quân Mobile: AIC 2023 bước vào giai đoạn cao trào
Tối 10.2, một đoạn clip gây xôn xao dư luận khi ghi lại vụ va chạm giữa nam shipper và người lái ô tô Lexus. Trong cảnh quay, người lái ô tô đã tấn công nam shipper, đấm liên tiếp vào mặt và đầu anh. Sự việc này nhanh chóng thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng. Câu chuyện về vụ va chạm này khiến nhiều người không khỏi bàng hoàng và lo ngại về an toàn giao thông.Thông tin từ Báo Thanh Niên, ngày 11.2 Trung tâm pháp y Hà Nội xác định nạn nhân L.X.H (31 tuổi), quê Thanh Hóa, bị chấn động não, tỉ lệ thương tích 3%. Công an Q.Tây Hồ (Hà Nội) đã khởi tố vụ án và tạm giữ Tống Anh Tuấn (42 tuổi, Hà Nội) để điều tra hành vi cố ý gây thương tích.Trước đó, nhiều vụ việc tương tự đã xảy ra sau va chạm giao thông, khi một số người "giận quá mất khôn", dẫn đến những hành vi thiếu kiểm soát. Mặc dù các đối tượng đã bị cơ quan chức năng xử lý, nhưng những vụ hành hung này để lại tổn thương cho nạn nhân và nỗi sợ hãi cho người chứng kiến. Nguyễn Quang Thiện (28 tuổi), ngụ ở 131 Nguyễn Đức Thuận, P.13, Q.Tân Bình (TP.HCM), cho rằng hành vi bạo lực không chỉ gây mất an ninh trật tự, mà còn ảnh hưởng đến tâm lý và sự an toàn của cộng đồng. Thiện kể rằng bản thân từng trải qua một vụ va quẹt giao thông. Khi đó, bạn đang lưu thông trên đường thì xe của người khác đụng vào, khiến gương bị bể, xe có vài vết trầy. Thay vì phản ứng nóng nảy, Thiện lịch sự xin lỗi người kia trước. "Mình nói rằng không sao, đó là sự cố không ai mong muốn", Thiện nhớ lại. Người kia ban đầu có vẻ bối rối, nhưng sau đó cảm ơn Thiện rối rít."Chiếc gương có giá không bao nhiêu nên mình xử lý sự cố một cách êm đẹp. Bản thân không sao là được rồi. Mình tin rằng nếu mọi người đều có thể giữ được sự bình tĩnh như vậy trong những tình huống căng thẳng thì xã hội sẽ trở nên an toàn hơn", Thiện nói.Thế nhưng, Huỳnh Thảo My (25 tuổi), làm việc tại Khu chế xuất Tân Thuận (TP.HCM), lại không gặp may mắn như vậy. My kể rằng có lần, khi khi đang di chuyển trên đường, cô bất ngờ bị một người đàn ông lái xe ô tô phía sau thúc giục và bấm còi liên tục. Người này tỏ ra bực tức, lao lên vượt qua My và bắt đầu hăm dọa, quát tháo khi thấy cô chưa kịp phản ứng. My chỉ biết im lặng, giữ bình tĩnh và tiếp tục lái xe."Khi đó, mình rất hoang mang và sợ hãi, nhưng mình quyết định không phản ứng lại, tránh làm người kia căng thẳng thêm, dễ dẫn tới cự cãi, va chạm. Mình nghĩ rằng hành vi hăm dọa và bực tức trên đường không chỉ làm mất an toàn giao thông mà còn ảnh hưởng đến tâm lý của những người tham gia. Hy vọng mọi người nên thấu hiểu và kiên nhẫn hơn khi lái xe trên đường", cô nói.Theo luật sư Diệp Năng Bình, Đoàn Luật sư TP.HCM, khi gặp va chạm giao thông, điều quan trọng là giữ bình tĩnh, không tranh cãi. Nếu không thể thỏa thuận, hãy nhờ cơ quan chức năng giải quyết. Hành vi hành hung sau va chạm có thể bị xử lý hành chính hoặc hình sự, tùy mức độ. Người dân cũng cần lên án những hành vi bạo lực để góp phần giữ gìn an ninh trật tự.Luật sư Bình cho biết hiện nay tình trạng bạo lực sau va chạm giao thông đang ngày càng gia tăng. Một số người thay vì trao đổi, bàn bạc hướng xử lý thì lại ngay lập tức sử dụng vũ lực để giải quyết. Từ đó có thể gây thiệt hại cả về người và của, gây xôn xao dư luận xã hội, mất an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Vì thế, mọi người cần học cách kiềm chế nóng giận khi tham gia giao thông.Luật sư Bình chỉ ra rằng theo Điều 19 và Điều 20 Hiến pháp 2013, mọi người có quyền sống, tính mạng được pháp luật bảo vệ. Hành vi hành hung người khác sau va chạm giao thông có thể bị xử lý hành chính hoặc hình sự. Cụ thể, người vi phạm có thể bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 8.000.000 đồng hoặc bị xử lý hình sự, tùy vào mức độ hành vi. Với hành vi gây thương tích, người vi phạm có thể bị xử phạt từ cải tạo không giam giữ đến tù chung thân (Điều 134 Bộ luật Hình sự). Nếu hành vi gây rối trật tự công cộng, có thể bị phạt tiền hoặc tù từ 5.000.000 đồng đến 7 năm (Điều 318 Bộ luật Hình sự).
Ngày 18.1, đại diện Phòng CSGT Công an TP.HCM cho biết đã mời làm việc với các bên liên quan, thu thập tài liệu điều tra, làm rõ và bác bỏ thông tin không chính xác về việc xe đầu kéo thắng gấp do đèn tín hiệu chuyển đột ngột, gây sự cố rơi sắt xuống đường làm người dân bị thương.Theo CSGT TP.HCM, trước đó, thông tin phản ánh từ một số trang mạng xã hội và bài viết trên trang online của một số báo cho rằng khoảng 10 giờ 30 phút ngày 16.1, một tài xế chạy xe đầu kéo kéo theo sơ mi rơ moóc chở các tấm sắt, thép trên tuyến QL1, hướng từ trạm thu phí An Sương - An Lạc đi ngã tư An Sương. Khi xe đầu kéo đến gần giao lộ QL1 - Liên khu 4 - 5, do thấy đèn tín hiệu giao thông chuyển đột ngột sang đỏ nên thắng gấp dẫn đến các tấm sắt chở trên sơ mi rơ moóc đổ xuống đường gây thương tích cho người điều khiển xe máy đang chạy gần bên hông, gây bức xúc dư luận.Lực lượng CSGT TP.HCM xác định thông tin nói trên là sai sự thật. Cụ thể, tại thời điểm xảy ra vụ việc, tuyến QL1 (đoạn đi qua địa bàn Q.Bình Tân) rất đông phương tiện do nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa, hành khách tăng cao. Do đó, chiến sĩ CSGT thuộc Đội CSGT Phú Lâm được tăng cường tại giao lộ đã điều chỉnh hệ thống đèn tín hiệu giao thông từ tự động sang thủ công do CSGT bấm nút điều khiển. Khi điều khiển chế độ thủ công thì đèn tín hiệu giao thông cũng thực hiện theo nguyên tắc từ xanh sẽ chuyển nhấp nháy sang vàng từ 3 - 5 giây sau đó mới chuyển sang đỏ. Do đó, không có hiện tượng đèn tín hiệu giao thông từ xanh chuyển sang đỏ đột ngột làm tài xế không kịp "trở tay" phải thắng gấp gây ra sự cố trên.Sau sự cố trên, Đội CSGT Phú Lâm đã nhanh chóng tăng cường thêm lực lượng đến để giải quyết vụ việc. Tài xế điều khiển xe đầu kéo đã báo về cho chủ doanh nghiệp để điều động xe cẩu đến đưa các tấm thép lên lại sơ mi rơ moóc để di chuyển ra khỏi khu vực, tránh gây ùn tắc cục bộ tại giao lộ. Nam tài xế cho hay, khi chạy xe đầu kéo đến gần giao lộ QL1 - Liên khu 4 - 5, do không chú ý nhìn đèn từ trước, nên khi đến gần giao lộ thì đã thấy đèn chuyển từ vàng sang đỏ nên vội vàng thắng gấp làm cho hàng hóa trên xe bị trượt rơi xuống đường.Thiết bị giám sát hành trình trên xe đầu kéo cho thấy, trước thời điểm gây ra sự cố trên, khi đến gần giao lộ, tài xế đã cho xe chạy với tốc độ 42 km/h, theo xu hướng tăng tốc qua giao lộ. Khi đến giao lộ thì mới nhận thấy đèn đã chuyển từ vàng sang đỏ không kịp vượt qua nên đã thắng gấp.Trong khi đó, hàng hóa trên xe là các tấm thép lớn, nặng lại không được chằng buộc đảm bảo an toàn theo quy định. Do đó, khi xe thắng gấp, hàng hóa trên sơ mi rơ moóc đã bị trượt theo lực quán tính làm rơi đổ hàng hóa xuống đường gây nguy hiểm cho các phương tiện xung quanh. Rất may khi trượt đổ hàng hóa xuống đường đã không gây thương tích trực tiếp cho những người xung quanh.Tuy nhiên, một người điều khiển xe máy chạy phía sau do thấy tình huống nguy hiểm phía trước nên đã thắng gấp và tự té ngã dẫn đến bị thương nhẹ ở chân (không phải do bị các tấm sắt thép va chạm hoặc bị đè lên gây thương tích nặng như một số báo và các trang mạng xã hội dẫn lại tin).Sau vụ việc, Đội CSGT Phú Lâm đã làm việc các bên có liên quan. Người điều khiển xe máy bị té ngã không yêu cầu bồi thường. Đội CSGT Phú Lâm hiện đang tạm giữ xe đầu kéo và các giấy tờ có liên quan đến người và phương tiện để tiếp tục làm rõ nguyên nhân và các lỗi do tài xế gây ra sau vụ việc để xử phạt cũng như thông tin cảnh báo chung cho tài xế khi điều khiển xe chở hàng hóa rời, hàng hình trụ có mức độ nguy hiểm cao khi lưu thông trên đường.
HLV Shin Tae-yong của Indonesia chỉ hơn mỗi… HLV Troussier
Tết nguyên đán 2025 là thời điểm các tuyến đường quốc lộ, đường cao tốc thường khá đông đúc khi nhiều người lái ô tô chở gia đình về quê hay đi chơi tết. Với hệ thống camera giao thông, camera giám sát tốc độ lắp đặt ngày càng dày đặc trên các tuyến đường, cao tốc, quốc lộ… người điều khiển ô tô vi phạm luật giao thông đường bộ rất dễ bị phạt nguội.Chỉ cần chủ quan, lơ là trên khi điều khiển ô tô trên đường, người lái, chủ xe không chỉ bị lực lượng cảnh sát giao thông xử phạt trực tiếp khi vi phạm mà còn có thể bị phạt nguội. Dưới đây là những lỗi vi phạm luật giao thông dễ bị phạt nguội khi lái ô tô dịp tết:Lái ô tô vượt quá tốc độ quy định là một trong những lỗi phổ biến nhất khiến các tài xế, chủ ô tô bị phạt nguội khi điều khiển ô tô, đặc biệt trong các chuyến đi đường dài. Hầu hết các tuyến đường cao tốc, đường quốc lộ tại Việt Nam hiện nay đều có hệ thống biển báo quy định tốc độ tối đa cho phép phương tiện lưu thông để đảm bảo an toàn.Tuy nhiên, trong suốt quá trình lái xe, không ít tài xế đôi khi lơ là khiến xe vượt quá tốc độ quy định. Hành vi điều khiển ô tô chạy quá tốc độ quy định sẽ được hệ thống camera giám sát tốc độ trên các tuyến đường ghi lại, sau đó gửi dữ liệu về cho trung tâm xử lý, làm cơ sở, bằng chứng để xử phạt.Theo điều 6, Nghị định 168/2024/NĐ-CP (Nghị định 168/2024) quy định mức xử phạt lỗi chạy quá tốc độ ô tô như sau: Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1 triệu đồng với hành vi điều khiển ô tô chạy tốc độ quy định từ 5 km/giờ đến dưới 10 km/giờ; Điều khiển ô tô chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/giờ đến 20 km/giờ bị phạt tiền từ 4 - 6 triệu đồng, đồng thời người vi phạm sẽ bị trừ 2 điểm giấy phép lái xe; Điều khiển ô tô chạy quá tốc độ quy định từ trên 20 km/giờ đến 35 km/giờ sẽ bị phạt tiền từ 6 - 8 triệu đồng, đồng thời người vi phạm sẽ bị trừ 4 điểm giấy phép lái xe; Điều khiển ô tô chạy quá tốc độ quy định trên 35 km/giờ sẽ bị phạt tiền từ 12 - 14 triệu đồng, đồng thời người vi phạm sẽ bị trừ 6 điểm giấy phép lái xe.Việc không bật đèn tín hiệu xi-nhan khi chuyển làn đường hay chuyển hướng cũng khiến nhiều người điều khiển ô tô bị phạt nguội. Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ sự lơ là, chủ quan của các tài xế.Với hành vi này, theo khoản 2 điều 6 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định, phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước hoặc chuyển làn đường không đúng quy định "mỗi lần chuyển làn đường chỉ được phép chuyển sang một làn đường liền kề". Như vậy, chuyển làn đường không có tín hiệu báo trước hay chuyển làn không bật xi-nhan, khi bị phạt nguội người điều khiển xe ô tô có thể bị phạt tiền từ 600.000 - 800.000 đồng.Đây là lỗi các tài xế thường mắc phải khi lái xe trên các tuyến đường quốc lộ có nhiều làn đường hay lái xe trong thành phố. Mức phạt với lỗi đi không đúng làn đường sẽ là 4 - 6 triệu đồng. Mức phạt trên cũng áp dụng cho hành vi chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc chuyển làn đường không đúng quy định "mỗi lần chuyển làn đường chỉ được phép chuyển sang một làn đường liền kề" khi chạy trên đường cao tốc.Nếu tài xế ô tô chuyển làn đường không đúng quy định, không đi đúng phần đường, làn đường, không giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe theo quy định mà gây tai nạn giao thông, Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định số tiền phạt là 20 - 22 triệu đồng.Theo quy định tại khoản 9, điều 6 Nghị định 168/2024/NĐ-CP, hành vi điều khiển ô tô không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông sẽ bị phạt tiền từ 18 - 20 triệu đồng. Như vậy, theo Nghị định 168 thì hành vi điều khiển ô tô vượt đèn đỏ có thể bị phạt từ 18 - 20 triệu đồng. Ngoài ra, người điều khiển ô tô vượt đèn đỏ còn bị trừ 4 điểm giấy phép lái xe. Nếu hành vi điều khiển ô tô vượt đèn đỏ mà gây tai nạn giao thông sẽ bị phạt tiền từ 20 - 22 triệu đồng theo khoản 10, điều 6 Nghị định 168/2024/NĐ-CP. Ngoài phạt tiền, người điều khiển ô tô vượt đèn đỏ còn bị trừ 10 điểm giấy phép lái xe.